Bên cạnh chiếc ao lop dep nhat áo dài,
chiếc nón lá, đôi guốc mộc cũng là những người bạn đồng hành thân thiết của những
o nữ sinh Đồng Khánh. Chiếc nón không chỉ che mưa che nắng cho mấy o, mà còn thực
hiện chức năng làm đẹp, góp phần làm tăng thêm nét duyên dáng phụ nữ Huế. Chính
vì thế, các chàng trai nếu nhìn thấy một cô gái Huế đội nón lá thì ai cũng ước
thầm: Nón nghiêng, bóng nắng
dáng thơ ngây /Gặp anh nón hỡi đừng nghiêng xuống /Cho anh trông mắt ngọc mày
ngài. Đôi guốc mộc,
như nhà thơ Tố Hữu từng nghe thấy lúc ở Huế thuở thanh niên, thì càng làm cho
những cô nữ sinh Đồng Khánh thêm nhẹ nhàng, duyên dáng, uyển chuyển: Em đi gót nhẹ xanh hồn cỏ /Và hơi
thở mềm sương khói bay.
Đối với các cụ già, râu tóc bạc phơ, tuổi thọ trên chín chục thì
mặc áo dài màu đỏ bóng điểm những chữ thọ trắng trong. Các ông trẻ hơn mươi
tuổi thì mặc áo dài chữ thọ màu xanh; trẻ hơn nhóm nữa thì mặc áo thọ vàng hay
lục của lá non… Các màu này tạo ấn tượng vui, mạnh cùng với chữ thọ mang ý
nghĩa mong mỏi các cụ khỏe mạnh, sống lâu, vui với tuổi già…
Đến
nay, trong dân gian vẫn lưu truyền câu truyền khẩu: “Học trò xứ Quảng ra thi, thấy cô gái Huế chân đi không đành” để nói
lên vẻ cuốn hút của những cô nữ sinh Đồng Khánh sâu lắng, dịu dàng. Câu nói này
không hề sai, bởi những cô nữ sinh Đồng Khánh không những là những tiểu thư đài
các, thông minh, các o còn có dung nhan cực kỳ xinh đẹp. Nên kết quả Ai ra xứ
Huế không ít nhiều mộng mơ/Khi nhìn thấy bên bờ Hương Giang nên thơ/Cô gái nữ
sinh Đồng Khánh ra về/Mà lòng không thấy xuyến xao/Mà lòng chẳng thấy dạt
dào/Muốn phút nhớ bâng khuâng/Với tình yêu Cố Đô.
Sau những cô gái ở miệt vườn Kim Long và những cô nữ sinh
Đồng Khánh (giờ là trường THPT Hai Bà Trưng), từ sau năm 1957 Huế có thêm những
cô nữ sinh viên Đại học Huế với vẻ đẹp tri thức tô vẻ thêm cho mình. Thế hệ nào
Đại học Huế cũng có những giai nhân của riêng mình. Giai nhân thì tất nhiên có
không ít người mê. Một người đẹp có hàng chục người “bước theo gót hài” là
chuyện bình thường. Bởi thế, muốn “cưa đổ” các nàng, các chàng trai đều phải
thuộc lòng tiểu sử của những cô gái ấy, nắm bắt sở thích và quan điểm sống của
các cô, phải “trường kỳ mai phục” với quyết tâm cao độ thì họa may mấy cô mới
để mắt đến ao dong phuc lop dep nhat.
Đặc biệt, phong cách Huế cũng được thể hiện thông qua việc chọn
các loại vải với nhiều màu sắc khác nhau, như: màu trắng hay đen tuyền, các màu
nhạt như xanh trời, hồng phấn, màu vàng hoa mơ, hay tím nhạt... Nếu dùng vải
hoa thì phụ nữ Huế chọn loại vải chỉ điểm vài bông màu đậm hay nhạt hơn màu vải
một chút với cánh hoa mỏng mảnh, chứ không chọn các loại vải có hoạ tiết hoa quá
lớn, quá sặc sỡ hay màu sắc vải nền quá tương phản với hoa.
Hiện nay, cuộc thi Miss Đại học Huế không những đã được tổ chức thường
niên mà còn rất chuyên nghiệp. Dĩ nhiên, những cô sinh viên may dong phuc lop tham
dự Miss Đại học Huế ai nấy cũng rất xinh đẹp, mặn mà, khó mà lựa chọn ai là
người thắng cuộc cuối cùng. Như năm 2012, trong số 20 đóa hoa tươi thắm “mười
phân vẹn mười” của Đại học Huế, cô sinh viên Nguyễn Thị Như Ý (trường Đại học
Kinh tế Huế, cựu học
sinh trường THPT Hai Bà Trưng (Đồng Khánh xưa) đã vượt lên trong đêm chung kết, giành được
vương miện Hoa khôi Miss Đại học Huế 2012 với câu trả lời thông minh trong phần
thi ứng xử. Đó là: “So với sinh viên
trên toàn quốc thì sinh viên Huế có nét khác biệt là được nuôi dưỡng trong nền
văn hóa Huế. Vẻ đẹp duyên dáng của sinh viên Huế được thể hiện trong tính cách
vốn là phẩm chất của con người sống trên đất Cố đô”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét