Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Nét đẹp duyên dáng đồng phục sinhn viên

Thế giới quan Phương đông cho rằng: "Người nam thuộc dương, ánh sáng của mặt trời; người nữ thuộc âm, ánh sáng của mặt trăng". Họ cũng cho rằng: "màu đen và các màu có sắc độ tối sẫm đều thuộc về âm, còn màu trắng và sáng đều thuộc về dương". Thế nhưng, người phụ nữ Huế - khác với phụ nữ hai miền Nam Bắc gắn bó với màu đen, nâu bình dị - chọn màu trắng, màu sáng, là những màu đối lập với nữ tính, điều này không tạo ra sự xung khắc mà trái lại ngày càng trở nên ảo diệu hơn. Nét riêng này của nữ phục cổ truyền Huế được hình thành có lẽ bởi tâm hồn Huế đã hoà sắc với thế giới thiên nhiên bốn mùa hoa trái lung linh sắc màu.
Ở Huế, các gia đình có con gái mới lớn đa phần tư tưởng vẫn còn phong kiến. Họ quan niệm sự kín đáo, khép nép của phụ nữ Huế là ở mọi nơi mọi lúc. Do đó, trong nhiều cuộc thi sắc đẹp trong nước, vẻ đẹp mỹ miều, thơ ngây của những cô gái Huế ít khi xuất hiện. Nhưng với làn sóng hội nhập văn hóa vùng miền, những cô gái Huế cũng đã bắt đầu bước vào vũ đài tôn vinh sắc đẹp may dong phuc lop và kết quả đã khiến cho cả nước kinh ngạc trước vẻ đẹp của mình. Đó là vào năm 2010, khi mới 19 tuổi, cô gái xứ Huế Tôn Nữ Na Uy, cháu đời thứ 12, hệ nhất, dòng dõi Nguyễn Kim, sinh viên khoa Tài chính ngân hàng, trường đại học Kinh tế Huế đã đi thi Hoa hậu Việt Nam và lọt ngay vào Top 20. Dù không giành được vị trí cao nhất nhưng Tôn Nữ Na Uy đã khiến cho cả nước biết đến vẻ đẹp của con gái Huế e ấp, dịu dàng.
Trong phục trang ao dong phuc lop dep của người Huế, trang sức hàng ngày cũng vô cùng giản dị. Giản dị nhưng rất tinh tế, lắm khi làm say đắm lòng người. Phụ nữ Huế ít dùng nhiều son phấn. Khi cần thiết, chỉ dùng thoảng nhẹ; tôn vẻ đẹp hài hòa tự nhiên. Trang sức đeo trên người không có vẻ cồng kềnh khoe của; đồ trang sức chỉ như một điểm nhấn để tôn vẻ đẹp của người đeo. Có thể là một chiếc kiềng vàng nơi cổ, tạo nên sự hài hòa giữa vật đeo với cổ áo dài; có thể là một dây chuyền mõng mảnh thả hững hờ nơi ngực áo phập phồng sức sống thanh xuân. Tất cả đó đã tạo nên một dáng vẻ riêng của cô gái Huế.
Trong bài hát của mình, nhạc sĩ Võ Tá Hân đã viết: Giữ chút gì rất Huế đi em/Nét duyên là trời đất giao hòa /Dẫu xa, một mai anh gặp lại/Vẫn được nhìn em say lá hoa/Giữ chút gì rất Huế hiền ngoan /Xin em chớ cắt mái tóc thề/Để cho gió thổi bay suối tóc/Và mùa đông ấm đôi vai gầy. Vẻ đẹp với ao dong phuc lopdep nhat của những nữ sinh Huế là vậy, rất quý báu và quá xứng đáng để yêu thương. Và rõ ràng chẳng ai muốn mất đi hình tượng đẹp đẽ này cả, nhất là đối với các du khách đến Huế với mong muốn chiêm ngưỡng, ngắm nhìn cho kỳ được những cô nữ sinh Huế mặn mà, duyên dáng và thủy chung, son sắt.
Đất Kinh Bắc, tuổi mười ba mẹ đã dạy cách vấn khăn, soi gương, chải tóc; thì thiếu nữ Huế lại thường để tóc thề, ôm xõa bờ vai. Học sinh, sinh viên khi đến trường thường để cho gọn gàng, họ chỉ dùng kẹp tóc để kẹp và thả cho mái tóc nương nhẹ xuống lưng áo dài màu tím. Khi đã có chồng con, phụ nữ Huế lại chải tóc ngược lên rồi búi lận gọn gàng sau gáy (phụ nữ Nam bộ cũng làm như vậy nhưng có thêm bọc lưới để giữ cho tóc khỏi sổ tung). Và, cũng có đôi người vấn tóc quanh đầu như muốn giữ lại cổ tục xưa nơi đất Bắc nhưng không dùng khǎn quấn thắt, mà lại để tóc trần như một số vùng quê Nghệ An - Hà Tĩnh. Người Huế làm thế vì nghĩ rằng đó là cách để làm cho mái tóc thêm đep, không chỉ đẹp trong kiểu dáng, màu sắc đen tuyền óng mượt như nhung, dài như lụa trãi mà còn đẹp trong thoang thoảng hương thơm của hoa nhài, hoa bưởi... (hương thơm của hoa ướp làm nước gội đầu).




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2010 Đồng phục lớp

Home | Đồng phục lớp | Đồng phục lớp đẹp | Đồng phục lớp độc đáo | Đồng phục lớp cá tính |