Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

“Nữ sinh Đồng Khánh thơ ngây”

Năm 1917, ngay tại kinh đô Huế phong kiến, trường Đồng Khánh, ngôi trường nữ đầu tiên của 13 tỉnh Trung kỳ được xây dựng dưới sự hiện diện của vua Khải Định. Những tiểu thư khuê các từ các vùng Đập Đá, Nam Giao, Bến Ngự, Đông Ba, Vĩ Dạ, Kim Long… của Huế nhân dịp này bước ra khỏi chốn “màn che trướng rũtrở thành những nữ sinh Đồng Khánh duyên dáng trong chiếc áo dài tím, dong phuc lop dep quy định của trường.
Điểm chủ đạo trong trang phục của người Huế là màu sắc. Và màu sắc thiên nhiên được xem là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều tới thẩm mỹ cũng như thị hiếu ǎn mặc của người Huế.
Ngoài ra, trang phục xứ Huế còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố lịch sử, đó là ý định lâu dài của chúa Nguyễn Đàng Trong muốn tạo ra cho “quốc gia” một phong tục riêng, một trang phục mang hồn dân tộc. Đến thời nhà Nguyễn, đặc biệt là dưới thời Minh Mạng đã bắt đầu “cấm mặc quần không đáy”, điều này cũng đã tạo ra tiền đề cho việc hình thành chiếc áo dài sau này, thành ra ở Huế cũng như miền Nam có nhiều phong tục ǎn mặc riêng, sớm mặc quần, ít dùng áo tứ thân, không quen mặc yếm, vấn tóc, đội khǎn vuông đen... như người xứ Bắc.
Từ xưa, chiếc áo dài là trang phục gắn bó với truyền thống văn hóa, đời sống của đất Thần kinh. Hình ảnh tà áo dài đã trở thành biểu tượng của người con gái Huế, quyến rũ biết bao lữ khách dạo qua. Trong chiếc áo dài tím, những cô nữ sinh Đồng Khánh càng cảm nhận được niềm tự hào đức hạnh và ý thức giữ gìn đức hạnh ấy. Bởi trong tà áo dài, các cô nữ sinh Đồng Khánh ai cũng buộc phải khép nép, chỉ có thể ngồi thẳng, bước ngắn, đánh nhẹ tay, khó có thể nói cười thoải mái. Màu sắc tím ao dong phuc lop dep nhat của những cô nữ sinh Đồng Khánh lại càng làm cho nét Huế thêm duyên dáng và mặn mà. Thậm chí, chiếc áo dài tím đã trở thành biểu tượng của cô gái xứ Huế, có phần nhỉnh hơn so với chiếc áo tứ thân và chiếc áo bà ba của những cô gái hai miền Bắc Nam.
Đến giai đoạn sau, Huế cùng miền Nam sống dưới sự chia cắt và thống trị của Mỹ - Ngụy suốt 20 nǎm ròng, nhưng trong cội rễ sâu xa với bản sắc vǎn hóa truyền thống của mình, Huế đã không bị tập nhiễm cách ǎn mặc của lối sống ngoại lai,vẫn giữ được cung cách ǎn mặc riêng của mình.
Phụ nữ Huế vốn giản dị nhưng rất chỉnh chu. Khi ở nhà hay khi giao tế bình thường, họ ăn mặc giản dị nhưng vẫn tươm tất đàng hoàng. Khi đi làm hay đến nơi công sở cần tề chỉnh, nhưng vẫn không ra vẻ sang trọng, phô trương lam ao dong phuc lop.
Bởi vậy, trong bài hát “Cô gái nữ sinh Đồng Khánh”, tác giả đã không tiếc lời để ca ngợi vẻ đẹp “hoa nhường nguyệt thẹn” này: Cô gái nữ sinh Đồng Khánh kia ơi/…Khi gió mới lên làn tóc tung tăng/ Xõa ngang bờ vai khi tuổi dạy thì/Đôi môi hồng thắm duyên là nên duyên/ Mắt tròn như mộng say đời xinh tươi/ Cô là tất cả trời đẹp xứ Kinh. Còn nhà thơ Mai Văn Hoan thì dành tặng cho những cô nữ sinh Đồng Khánh những vần thơ đầy ngưỡng mộ: Nữ sinh Đồng Khánh qua đò/Xui dòng Hương cất giọng hò xa xôiGió vờn tà áo khẽ lay/Nữ sinh Đồng Khánh thơ ngây mỉm cườiNữ sinh Đồng Khánh nhớ ai/Mi cong khẽ chớp mắt nai thẫn thờ.
Với đàn ông thanh niên và trung niên thì lại chọn áo xanh sẫm lót màu cổ đồng, không rực rỡ như màu đỏ, không chói chang như các màu vàng hay da cam cũng không dịu dàng và nữ tính như màu xanh nõn chuối hay màu tím hoa cà… Theo đó, đàn ông đứng tuổi thường dùng màu xanh nguyên thủy, tuổi càng trẻ, màu xanh càng sẫm lại...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2010 Đồng phục lớp

Home | Đồng phục lớp | Đồng phục lớp đẹp | Đồng phục lớp độc đáo | Đồng phục lớp cá tính |